Văn học là một loại hình nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ mẫu giáo với các tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ. Tuổi thơ, tuổi thần tiên của cuộc đời, là giai đoạn đang hình thành những tình cảm đạo đức đầu tiên về thế giới xung quanh. Hơn ai hết trẻ thơ luôn ngạc nhiên trước cuộc sống, điều mà người lớn chúng ta nhiều khi không có được. Trẻ em đến với cuộc sống trong lòng mang ngọn lửa khát khao, hiểu biết khám phá và ham muốn diễn tả những nhận thức và xúc cảm của mình, bằng các hình thức nghệ thuật một cách tự nhiên, cho nên việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học rất quan trọng và cần thiết.
Thơ là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những cảm xúc lành mạnh, thơ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về con người về cuộc sống xã hội xung quanh trẻ. Vì vậy nó góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ. Nhờ đó trẻ nảy sinh năng lực tự hoạt động nghệ thuật khi tiếp xúc với thơ ca. Chính vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ qua các hoạt động thơ ca là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, ngay từ đầu năm học tôi quan tâm và đầu tư cho hoạt động “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” đặc biệt là “thơ”. Nó giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc. Đối với tôi thì việc đọc diễn cảm có nghệ thuật các tác phẩm văn học có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn. Nên các cô giáo trong trường mầm non Sa Dung thường xuyên dạy và cho trẻ đọc thơ không những trong các tiết học mà còn cho trẻ đọc thơ mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động một ngày khi trẻ đến trường.
Một số hình ảnh cô giáo dạy trẻ học thơ: